Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

NÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM Á THỜI TIỀN- SƠ SỬ (TƯ LIỆU VÀ VẤN ĐỀ)

NÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM Á THỜI TIỀN- SƠ SỬ (TƯ LIỆU VÀ VẤN ĐỀ)

I. Về nguồn gốc nông nghiệp và trồng lúa nước:

 

Những nghiên cứu khảo cổ cho tới nay đã xác nhận rằng những người làm nông nghiệp sớm là cư dân chủ nhân của những địa điểm đá mới vùng Tây Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi, châu Âu…
Căn cứ vào tài liệu cổ thực vật học và niên đại C14:
- Lúa mì và lúa mạch đã được trồng ở Trung Đông vào thiên niên kỷ thứ 8 trước Công nguyên;
- Kê ở Trung Hoa vào thiên niên kỷ thứ 7 trước Công nguyên,
- Bí ở Mexico vào thiên niên kỷ thứ 8 trước Công nguyên.
- Rau được tìm thấy ở Thessaly và Macedonia khoảng thiên niên kỷ thứ 6 trước Công nguyên… 

Về lý thuyết, để nơi nào đó trở thành cái nôi của nông nghiệp thì luôn cần hội đủ ba điều kiện sau:
1. Cuộc sống của con người đã được định cư hóa thành các làng mạc;
2. Con người biết gieo trồng để thu hoạch;
3. Con người đã rất có kinh nghiệm trong việc hái những giống cây được thuần hóa sau đó
[1].

Cho đến nay, đã có tới 6 (sáu) nơi được xác định là quê hương của nông nghiệp và chúng tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau.
Tuy vậy, chung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập với nhau.

Tư liệu cổ thực vật và quan sát điền đã cho thấy rằng quá trình phân hóa và đa dạng hóa từ những dạng cây ngắn hạn (một năm) hoang dại sang những cổ típ sớm của dạng cây được trồng ở Nam Á và Đông Nam Á lục địa được đẩy nhanh hơn do những thay đổi khí hậu rõ rệt trong thời kỳ Neothermal cách đây từ 15.000 đến 10.000 năm.

Quá trình chọn lọc giống sớm và thuần dưỡng ban đầu có thể đã xuất hiện một cách độc lập và gần như đồng thời ở nhiều địa điểm bên trong hay bên cạnh Dải Phát sinh giống ban đầu (broad belt of primary genetic diversity) trải dài từ đồng bằng sông Hằng dưới chân núi phía đông của Himalaya, qua Thượng Myanmar, Bắc Thái Lan, Lào, Bắc Việt Nam tới Tây Nam và Đông Nam Trung Hoa
[2].

Về nguồn gốc và niên đại xuất hiện của nghề trồng lúa, cũng có những ý kiến và giả thiết khác nhau. 
Đa số ý kiến cho rằng nguồn gốc của trồng trọt và chuyển từ khai thác tự nhiên sang thuần dưỡng cây, thuần hóa con có liên quan đến những biến đổi về môi trường tự nhiên, đặc biệt là điều kiện khí hậu và những hiện tượng sinh thái khác.

Liên quan trực tiếp tới việc xác định cái nôi của nghề trồng lúa ở châu Á, hiện nay cũng có không ít ý kiến từ Assam, Vân Nam, Vòng cung Đông Á, đến miền Trung và Hạ lưu sông Dương Tử… Tài liệu khảo cổ học cho thấy, địa điểm trồng lúa sớm nhất hiện nay được tìm thấy ở Trung và Hạ lưu sông Dương Tử với niên đại từ 7 đến 8 nghìn năm trước Công nguyên.

Dựa trên các tài liệu từ cổ thực vật học, cổ dân tộc học và khảo cổ… cho tới nay có thể đưa ra giả thiết về một số trung tâm phát sinh nghề trồng lúa[3]:
1. Miền Nam Trung Hoa
2. Cao nguyên Vân Nam-Quý Châu
3. Bán đảo Nam Trung Hoa
4. Hạ lưu sông Dương Tử
5. Trung và Hạ lưu sông Dương Tử
6. Trung và Hạ lưu sông Hoàng Hà
7. Thuyết đa trung tâm
8. Lan toả từ bên ngoài vào (nguồn gốc Ấn Độ hay Đông Nam Á).

Dựa trên những vết tích lúa trồng phát hiện ở Trung Hoa, Yasuda cho rằng lúa đã được thuần dưỡng đầu tiên và sớm nhất ở miền Trung và Hạ lưu sông Dương Tử.
Như vậy niên đại của sự thuần hóa cây lúa lên tới trên 6.000 năm trước Công nguyên, và những giống lúa được thuần dưỡng đầu tiên gồm cả indica và japonica. Sau đó cây lúa được trồng ở miền Nam và Đông Nam Châu Á
[4].

Một điểm đáng lưu ý là chung quanh những trung tâm trồng lúa sớm nhất còn khá nhiều tranh luận và bàn cãi[5].
Có thể lấy ví dụ về trung tâm miền Nam Trung Hoa, do những niên đại của những phát hiện ở Nam Trung Hoa khá muộn, những phát hiện sớm nhất ở Dongchang (Fuquing, Fujian); Shizishan (Nanan, Fujian); Zhishanyan (Taibei, Taiwan); Baiyangcun (Bichuan, Yunnan); Daduzi (Yunmou, Yunnan); và Haimenkou (Jianchuan, Yunnan)… . hầu như chỉ nằm trong khung niên đại từ khoảng 2.000 đến 1.500 năm trước Công nguyên
[6], và cũng chưa có nhiều niên đại được phân tích.

Nguyên nhân chính có lẽ là tình trạng nghiên cứu ở khu vực này, thứ nữa có thể do khí hậu nóng ẩm, với nhiều loại cây dại và việc hái lượm khá dễ dàng nên con người không có những động cơ để phát triển trồng trọt
[7].

Theo Xu Wangsheng, lúa có nguồn gốc từ miền Nam Trung Hoa và Đông Nam Á, nhưng chúng ta cũng chưa thể xác định được vị trí cụ thể và cần nhiều bằng chứng khảo cổ học hơn nữa.
alt 

Những dữ liệu khảo cổ học, điều kiện sinh thái và môi trường thuận lợi của Ấn Độ, Nam Trung Hoa và Đông Nam Á Lục địa mặt khác dẫn một số học giả đến giả thuyết rằng nơi bắt đầu của trồng lúa là ở Ấn Độ, Trung Hoa hay một nước châu Á nhiệt đới nào đó vào khoảng 10.000 năm hay thậm chí sớm hơn.

II. Nông nghiệp và trồng lúa ở Đông Nam Á (tư liệu và vấn đề).

II.1. Đông Nam Á Lục địa
II.1.1. Giai đoạn trồng vườn ở Đông Nam Á?
Đối với khu vực Đông Nam Á, một số nhà thực vật học và địa lý học cho rằng có một nền nông nghiệp trồng củ trước nông nghiệp trồng hạt – trồng lúa
[8].
Tuy vậy, giả thiết này hiện nay đang được xét lại do những chứng cứ về sự thuần hoá khá muộn của khoai từ (yam) trong khu vực vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên
[9].

Có thể ở những vùng đồi núi, trồng rau củ ra đời trước trồng lúa theo kiểu nương rẫy, nhưng ở những vùng ngập nước, tình hình không phải như vậy.
Ở những vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hoà, hạt lúa có vai trò quan trọng đối với những cư dân nông nghiệp sớm, vì họ có thể hái lượm, cất giữ và tiêu thụ chúng trong những tháng mùa đông
[10].

Đối với nhiều người nghiên cứu, vấn đề cốt lõi không phải là bản thân nghề trồng trọt được hình thành từ bao giờ, theo cách nào, mà chính là cách thức tổ chức xã hội/cấu trúc xã hội tương ứng với phương thức sinh tồn đó để giải quyết những vấn đề cơ bản, như: cất giữ giống, quyền sở hữu đất và cây trồng, phân công/cắt đặt sức lao động, phân phối mùa màng thu hoạch được…

Việc xem xét niên đại và cơ cấu của nông nghiệp Đông Nam Á tất nhiên cũng không nằm ngoài việc giải quyết những vấn đề cơ bản này.
 
II.1.1.1. Những tàn tích thực vật ở Hang Ma và thuyết về nguồn gốc Đông Nam Á của nông nghiệp sớm – tranh luận và quan điểm hiện nay:
 
Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, một số nhà nhân học thuộc đại học Hawaii đã công bố chứng cứ về thực vật “thuần hoá” tìm được ở Hang Ma, Đông Bắc Thái Lan, cách Mae Hong Son 60km về phía bắc gần biên giới Thái Lan, Myamar.

Ch.Gorman, người phát hiện Hang Ma đã thông báo rằng cùng với công cụ đá, tàn tích động vật, một khối lượng đáng kể những hoá thạch thực vật lớn (macro-fossils) đã được phát hiện ở các lớp văn hoá khác nhau:
- Lớp 4: Prunus (almond – quả hạnh), Terminalia, Areca (betal – trầu không), Vicia (bean – đậu) hay Phaseolus (bean – đậu), Pisum (pea– đậu) hay Raphia, Lagenaria (bottle gourd – bầu nậm), và Trapa (Chinese water chestnut – dẻ).
- Lớp trung gian 3/4: Piper (peper tree – cây ớt), Madhuca (butternut – bơ), Canarium, Aleurites (candlenut – quả lai) và Areca.
- Lớp 3: Canarium, Lagenaria, và Cucumis (cucumber – dưa chuột).
- Lớp 2: Piper, Areca, và Canarium.
 
Những phát hiện này đưa tới kết luận rằng chúng tạo thành một nhóm thức ăn thực vật của cư dân hái lượm đơn giản.

Điều đáng chú ý là những thực vật thuộc họ đậu chứng tỏ sự sử dụng rất sớm loại thực vật được thuần hoá (thực vật trồng)
[11].
Từ những phát hiện đó Solheim II đã cho rằng: “Đông Nam Á là khu vực phát sinh của nông nghiệp, khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của Đông Nam Á và ngược lại với những đánh giá về khu vực từ trước tới nay. Điều này làm thay đổi lịch sử và có thể làm thay đổi nhận thức rằng Trung Hoa không phải là nơi đầu tiên phát triển nông nghiệp ở vùng Viễn Đông”.

Thời gian sau, Solheim khẳng định “những phát hiện ở Hang Ma chống lại những thuyết chủ trương rằng “Vòng cung Màu mỡ” Cận Đông là nơi sản sinh nông nghiệp”
[12].
Tuy vậy, những phát hiện tại Hang Ma đã gây ra nhiều cuộc thảo luận và tranh cãi giữa các nhà khoa học, người ta nghi ngờ về tính chân xác trong xác định loài của những tàn tích thực vật ở đây.

Một vấn đề khác là sự hiện diện đáng ngạc nhiên của những thực vật nhiệt đới bên cạnh những thực vật của vùng khí hậu ôn hoà kiểu khí hậu Địa Trung Hải, cũng như việc xác định chưa chắc chắn những thực vật thuần hoá mà chủ yếu dựa vào những hạt thuộc họ đậu
[13]. Điều đáng nói ở đây là trong hàng trăm địa điểm văn hoá Hoà Bình ở Đông Nam Á, Hang Ma hầu như vẫn là địa điểm duy nhất có những phát hiện như thế cho đến nay.

Cùng với những phát hiện thực vật, tại Hang Ma cũng đã phát hiện một số mảnh gốm.
Dựa vào những mảnh gốm này, Solheim đã tuyên bố rằng Hang Ma là trung tâm của Cách mạng Đá Mới. Tuy vậy, gần đây những mảnh gốm này đã được định lại niên đại vào khoảng 1500 trước Công nguyên
[14].
 
Định nghĩa khái niệm chìa khóa “nông nghiệp” có nghĩa là trồng ngũ cốc, học giả người Trung Hoa Ho Ping-ti cho rằng chứng cứ từ Hang Ma không cho thấy dấu vết của nông nghiệp, nhất là khi sự xác định loài cây họ đậu còn bị nghi ngờ.
Trồng vườn sơ khai và trồng vườn không thể coi là nông nghiệp.
Như vậy, Đông Nam Á không phải là cái nôi của nông nghiệp sớm, mà là của trồng vườn
[15].

II.1.1.2. Nông nghiệp sớm ở Việt Nam (chứng cứ và vấn đề niên đại):

Theo một số nhà khảo cổ học Việt Nam, với văn Hoà Bình và Bắc Sơn nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á (khoảng 10.000 năm cách ngày nay) các nhóm cư dân sống ở chân núi, dải đất ven sông bên cạnh hái lượm và săn bắt đã bắt đầu có những tri thức đầu tiên về trồng trọt.
Theo Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, đây được coi là màn dạo đầu của Cách mạng Đá Mới để phát triển nông nghiệp.

Trên thực tế, tại các địa điểm Văn hoá Hoà Bình đã phát hiện 22 loại bào tử và 40 loại phấn hoa, song không có bất cứ dấu vết nào của sự thuần hoá.
Cho đến tận ngày nay kể cả ở vùng Hoà Bình, thực vật bao phủ vẫn gồm cả đậu, củ từ và khoai sọ/nước.

Ngoài ra còn có một số chứng cứ không trực tiếp về nông nghiệp mà các nhà nghiên cứu thường đưa ra.
Đó là ở những lớp trên của hang Văn hoá Hoà Bình người ta tìm thấy rìu mài lưỡi, công cụ thường được xem là liên quan đến hoạt động phát quang rừng lấy đất trồng trọt. Hiện vật lớn giống cuốc tìm được ở hang Xóm Trại có những vết sử dụng như làm đất. 
 
Ở hang Xóm Trại cũng đã thấy vết tích gạo.
Theo phân tích của Đào Thế Tuấn (1982), lớp dưới là loại hạt dài, lớp trên cả hạt dài và tròn. Ông cho rằng đã có một quá trình tăng dần của thuần hoá lúa.
Tuy vậy, theo Hoàng Xuân Chinh, địa tầng phía trên ở Xóm Trại bị xáo trộn giống như nhiều hang văn hoá Hoà Bình khác, do vậy gạo tìm thấy ở đây không thể xem là chứng cứ về thuần dưỡng lúa.

Những chứng cứ về nông nghiệp Thời đại Đá Mới Việt Nam cho đến nay chỉ là những bằng chứng gián tiếp chứ không phải là vết lúa gạo (thậm chí cũng rất hiếm trong thời đại kim khí sớm). Đó là đồ gốm, cuốc đá, dao cắt, bàn đập vỏ cây, dọi xe chỉ, đá buộc gậy chọc lỗ…
 
Trên cơ sở tài liệu khảo cổ học ở Thái Lan và Việt Nam, trong tình trạng nghiên cứu hiện nay đại bộ phận các nhà nghiên cứu chấp nhận giả thiết của Ho Ping-ti[16] và của nhiều người khác cho rằng: Đông Á gió mùa, cụ thể là Trung Hoa từ phía nam sông Dương Tử và Đông Nam Á Lục địa và Hải đảo một khu vực quanh năm khí hậu ấm nóng và rất giàu nguồn thực vật. Đông Nam Á gió mùa này từ gốc thu lượm thực vật có thể là nơi phát nguồn của nghề làm vườn trồng cây ăn quả, củ…[17] và vào giai đoạn cuối hệ sinh thái nông nghiệp đã bắt đầu đa dạng, loại hình nông cụ cũng được phân hóa theo chức năng, và đồ gốm nặn bằng tay càng đa dạng hoá hơn nữa, với đáy tròn, đáy nhọn hay là đáy phẳng cùng với nhiều kiểu miệng khác nhau.

II.2.1.3. Nông nghiệp trồng lúa:
II.2.1.3.1. Thái Lan:
 
Trước hết cần phải chú ý đến sự kiện là: Cho đến nay chưa có một địa điểm nông nghiệp nào có niên đại tương đương với những địa điểm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử được tìm thấy ở Đông Nam Á nhiệt đới ẩm. Cũng như không có bất cứ chứng cứ nào về sự dao động khí hậu tương tự xảy ra ở khu vực nhiệt đới này[18].

Ở Thái Lan chứng cứ sớm nhất về thuần hoá lúa được phát hiện ở Khok Phanom Di gần vịnh Thái Lan.
alt
Lúa ở Noen u-Loke Thái Lan (thời đại Sắt Sớm)
 
Gạo được cất giữ trong các vựa ở địa điểm Khok Phanom Di, vỏ trấu đã được tìm thấy ở những lớp cư trú. Ngoài ra, vết tích lúa gạo còn thấy trong đồ gốm, ít nhất là ở khu vực A,B. Trấu còn được sử dụng để làm chất phụ gia trong đất làm đồ gốm.

Trước đây, người ta chưa thể xác định một cách rõ ràng đây là lúa hoang hay lúa trồng, có thể cả hai
[19].
Theo những phân tích hiện nay, đây là loại đã được trồng
[20]. Địa điểm này được cư trú trong khoảng thời gian 500 năm, khởi đầu từ 3500 năm cách ngày nay.

Một số học giả cho rằng Khok Phanom Di cùng với một số địa điểm khác nữa là bằng chứng cho sự xâm nhập của cư dân trồng lúa từ sông Dương Tử vào Đông Nam Á nhiệt đới.
Tuy vậy, những phân tích khảo cổ học của giai đoạn cư trú khởi đầu ở địa điểm Nong Nor, một địa điểm được coi là tiền thân của Khoh Phanom Di với những tổ hợp hiện vật giống Khoh Phanom Di, chứng tỏ sự phát triển liên tục về văn hoá trong vùng lại đưa đến kết luận rằng những ý kiến trên chưa hẳn đã đúng, việc sử dụng khai thác lúa có thể có nguồn gốc bản địa và không nhất thiết phải là kết quả của sự xâm nhập trực tiếp của cư dân từ bên ngoài vào
[21].

Vết tích lúa gạo đã tìm thấy ở Ban Chiang, Ban Na Di, Non Nok Tha… ở Ban Na Di và Non Nok Tha, vết tích của lúa đã thấy trong muôi nấu đồng và khuôn đất nung như kiểu chất phụ gia.

II.2.1.3.2. Việt Nam:
 
II.2.1.3.2.1. Tư liệu cổ thực vật:
 
alt

Bên cạnh những vết tích này, trong một số địa điểm văn hoá tiền sơ sử như trong văn hoá Sa Huỳnh cũng thấy thông báo về việc tìm thấy dấu vết lúa gạo, nhưng không có số liệu cụ thể[22].
alt
Dấu v
 trấu trên mảnh chum gốm văn hóa Sa Huỳnh
(Hiện vật của Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội)

Trong số những phát hiện này, phát hiện quan trọng nhất là những hạt gạo cháy ở địa điểm Đồng Đậu.
Địa điểm Đồng Đậu đã được khai quật trong ba mùa vào những năm 1965-1966; 1969 và 1984. Tầng văn hoá dày từ 2,6 đến 3,20m với một số hố đất đen đào vào sinh thổ
[23].

Khai quật năm 1966: Theo những người phụ trách khai quật, ở độ sâu 4m, lớp 4 (niên đại C14 3.300+/-100 BP), thuộc văn hoá Phùng Nguyên
[24], tại khu vực “bếp” 11, hố 2 ở độ sâu khoảng 4,9m tính từ bề mặt xuống đã phát hiện được nhiều vỏ trấu[25].
Tuy vậy, khó mà có thể nối giữa những vỏ trấu này với niên đại C14 của lớp Phùng Nguyên. Trong những báo cáo sau này có một niên đại C14 nữa 3050+/-80 BP và một số lượng lớn than và gạo cháy được tìm thấy ở độ sâu 3,4m.
Theo những người khai quật, mẫu được lấy từ lớp thuộc giai đoạn muộn của văn hoá Phùng Nguyên
[26].
Như vậy, địa tầng ở đây khá phức tạp và như vậy, chúng ta chưa có những chứng cứ đáng tin cậy về vết tích lúa gạo từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên.
Những phân tích mẫu lúa gạo khai quật năm 1966 của Nguyễn Xuân Hiển
[27], cho thấy 91% trong tổng số mẫu có dạng tròn, 8% có dạng bầu và 1% có dạng dài. Xét về hình dạng, những hạt lúa Đồng Đậu giống hạt “Nếp Cái”, một loại lúa nếp được trồng rất nhiều (chiếm tới 80%) trong khu vực. Những hạt lúa Đồng Đậu là loại đã được thuần dưỡng (ảnh).
alt alt
Gạo cháy và lùa ở Đồng Đậu (Nguyễn Xuân Hiển 1998)

Mẫu lấy từ khai quật năm 1984 đã được Đào Thế Tuấn phân tích[28], cho kết quả như sau:
Mẫu lấy từ lớp văn hoá Đồng Đậu (tức lớp II từ 1,8 đến 1,4m ở hố II): 10 hạt dạng dài của loại lúa không phải là lúa nếp, một số hạt có dạng bầu dục dài kiểu lúa nếp nương.
Ở độ sâu từ 1,2 đến 1,5m (tức văn hoá Đồng Đậu muộn): dạng thuôn ngắn của loại không phải là lúa nếp, dạng tròn dài của lúa nếp và tròn ngắn của không phải lúa nếp.
Ở độ sâu từ 1,2-1,0m (tức Đồng Đậu muộn và Gò Mun sớm): dạng thuôn ngắn và thuôn dài của loại không phải là lúa nếp, và 02 hạt có dạng bầu dục ngắn và tròn dài của loại lúa nếp.

Qua phân tích những hạt gạo địa điểm Đồng Đậu và ở một số địa điểm khác, Nguyễn Xuân Hiển cho rằng lúa sớm thuần dưỡng ở Việt Nam thuộc dạng hạt tròn và bầu; sau đó chuyển thành dạng thuôn và dài. Xu hướng này diễn ra ở cả hai miền Bắc và Nam và khác hẳn với những vùng trồng lúa láng giềng khác ở Đông Nam Á
[29].

Như vậy, trên thực tế chúng ta không có nhiều phân tích về lúa trồng giai đoạn sớm ở Việt Nam.

Tuy vậy, trong hầu như tất cả các nghiên cứu về văn hoá Phùng Nguyên hay các văn hoá Tiền Đông Sơn ở châu thổ Bắc Bộ, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ý kiến về sự phát triển và vai trò quan trọng của nghề trồng củ, làm vườn và trồng lúa trong giai đoạn văn hoá này
[30].

Cũng cần lưu ý rằng, vết tích trực tiếp về lúa gạo trong các địa điểm văn hoá Phùng Nguyên sớm hầu như chưa thấy, dù những năm gần đây, việc thu thập toàn bộ tư liệu khai quật đã được chú trọng bằng cách rây khô hay rây nước.

Trong một nghiên cứu mới đây về thực vật ở châu thổ Bắc bộ (qua phân tích mẫu bào tử phấn hoa từ các địa điểm thời đại kim khí như Đại Trạch, Đình Tràng, Thành Dền, Đồng Đậu, Đồng Vông, Bãi Mèn) tác giả Nguyễn Mai Hương đi tới kết luận ban đầu rằng, mật độ tập trung cao của Poacene với kích thước hạt lớn trong một số mẫu có nhiều khả năng liên quan tới trồng lúa và những hoạt động nông nghiệp
[31].
alt
Gạo cháy ở địa điểm Gò Cấm, Quảng Nam (thế kỷ 1,2 SCN)
(Hiện vật của Bảo tàng Nhân học)

II.2.1.3.2.2. Tư liệu khảo cổ học:

Như trên đã đề cập, nhiều học giả tin rằng, những chứng cứ gián tiếp về hoạt động nông nghiệp đã xuất hiện trong bối cảnh văn hoá Hoà Bình giai đoạn cuối. Những công cụ mài lưỡi được gắn với những công cụ dùng để chặt cây phá rừng lấy đất trồng trọt.
Tuy vậy, cũng có những ý kiến phản bác điều này và cho rằng bộ công cụ đá của Văn hoá Hoà Bình không liên quan đến hoạt động trồng trọt dù ở mức sơ khai nhất.

Trong văn hoá Phùng Nguyên, những công cụ đá có kích thước nhỏ thường được gắn với nghề chế tác đồ gỗ, tuy vậy cũng đã có không ít những phát hiện về liềm đá dùng trong gặt hái (ví dụ ở Gò Bông), những công cụ đá có kích thước lớn thường được gắn với hoạt động phá rừng, chặt cây lấy đất trồng trọt.
Theo một số nhà nghiên cứu, phương pháp trồng ngũ cốc giai đoạn này còn rất thô sơ và có nhiều khả năng nông cụ chính là cây gậy chọc lỗ tra hạt bằng gỗ.

Trong Văn hoá Hoa Lộc những hiện vật liên quan đến nghề trồng trọt như cuốc đá, vòng gia trọng đá và dao đá được tìm thấy với số lượng lớn. Văn hoá Hoa Lộc phân bố ở vùng duyên hải ven biển, vị thế địa lý này xem ra ủng hộ giả thuyết rằng trồng lúa có nguồn gốc từ những vùng lầy hồ đầm ven biển
[32].

Trên thực tế, những vết tích lúa trồng sớm nhất ở Đông Nam Á được thu thập từ các địa điểm duyên hải như Khok Phanom Di (Thái Lan); Bái Cù, Bái Man (miền Bắc Việt Nam) hay ở nhữmg địa điểm châu thổ sông như An Sơn, Rạch Núi, Rạch Rừng (miền Nam Việt Nam).
Việc sản xuất và sử dụng những đồ gốm có kích thước lớn trong Sơ kỳ thời đại Kim khí  cũng được diễn giải như chứng cứ về gặt hái và giữ hạt ngũ cốc.

Có nhiều khả năng, việc sử dụng những nông cụ bằng gỗ cũng như đồ đựng ngũ cốc bằng nan đan đã phổ biến trong thời kỳ kim khí. Tại địa điểm Thành Dền (Vĩnh Phúc), miền Bắc Việt Nam, trong đợt khai quật năm 1983 đã phát hiện một tấm phên cháy có lẽ dùng để phơi hay trữ hạt ngũ cốc. Loại phên đan tương tự vẫn được cư dân đương thời sản xuất và sử dụng.

alt
Lưỡi cày đồng phát hiện ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội,
(Hiện vật Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Những nghiên cứu khảo cổ, nhất là ở khu vực miền Bắc Việt Nam đã cho thấy từ khoảng Trung kỳ Thời đại Đồ Đồng, nông cụ tăng lên một cách rõ rệt về cả số lượng và chất lượng và đến thời Văn hoá Đông Sơn việc dùng cày, trồng lúa hai vụ được minh chứng qua cả nguồn tài liệu vật thật và cả thư tịch cổ.

II.2.1.3.2.3. Tư liệu ngôn ngữ học và văn hoá dân gian:

Đông Nam Á là quê hương của nhiều nhóm tộc người, Đông Nam Á được xem là nơi khởi nguồn của nhiều ngữ hệ lớn có lịch sử lâu đời gắn với vùng khởi nguyên của nông nghiệp
[33].
Bellwood cũng cho rằng ngữ hệ Nam Đảo, Thai-Kadai, Hmong-Mien và Nam Á được hình thành dưới kết quả của sự lan toả cư dân từ vùng á nhiệt đới Nam Trung Quốc và miền Bắc Đông Nam Á Lục địa, tức là vùng đất nằm giữa sông Dương Tử và Đông Bắc Thái Lan/Đông Dương, nơi mà việc thuần hoá cây lúa gạo và một số cây lương thực khác diễn ra một cách sâu rộng từ 6000 năm đến 3000 năm BC.

Theo Phạm Đức Dương (1974) đã có một hệ thống ngôn ngữ chung cho Đông Nam Á thời cổ và sau đó được phân hoá thành ba dòng:
Austroasiatic (Nam Á)
Tay-Thai
Austronesian (Nam Đảo).
Hiện tại giữa các nhà khoa học đã có không ít ý kiến về mối quan hệ giữa Tày Thái và Việt. Ý kiến chung cho rằng tiếng Việt-Mường có cơ tầng Mon-Khmer và cơ chế Tày Thái.

Dựa trên khối tư liệu phong phú về ngôn ngữ, Phạm Đức Dương cũng nhận thấy trong từ vựng Việt Mường có cả một hệ từ có nguồn gốc Tày Thái phản ánh mô hình kinh tế-chính trị trong hai mảng chính: tổ chức sản xuất lúa gạo – hạ tầng cơ sở và cơ cấu chính trị – thượng tầng kiến trúc
[34].
Cư dân Tày-Thái sinh sống ở vùng đất thấp và thung lũng của sông Yallow (Hoàng Hà) và Dương Tử có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở trồng lúa nước
[35].

Đặc trưng của nền nông nghiệp này là hệ thống thuỷ lợi mương phai và lái “độc nhất vô nhị “. Người ta tin rằng hệ thống này được cư dân Tày-Thái sử dụng trong trồng lúa nếp ở miền Nam Thái Lan và miền Bắc Thái Lan
[36].

Sử dụng tổng hợp tư liệu khảo cổ, cổ thực vật tìm thấy ở hang Banyan, Non Nok Tha (Thái Lan) và Xóm Trại (Việt Nam), Đào Thế Tuấn và Trần Quốc Vượng đã phác dựng lại quá trình trồng lúa ở Đông Nam Á Lục địa:
Vào khoảng 6000 năm trước đây, ở miền Bắc Việt Nam, giai đoạn Hậu kỳ Đá mới, những cư dân Tày-Thái sớm trong khu vực đã thuần hoá lúa dại, loại lúa tẻ hạt dài gần giống loại lúa hoang ở thung lũng người Thái đen (Điện Biên Phủ). Loại lúa này từng mọc ở thung lũng chân núi Tày-Thái.

Cách đây khoảng 4000 năm, trong thời đại đồ đồng, loại lúa tẻ sớm đã phân hoá thành những giống sau:
- Lúa nếp hạt thuôn vừa phải ở chân ruộng thấp.
- Lúa nếp hạt thuôn ở chân ruộng cao (đồi).
- Lúa hạt tròn, tựa lúa sino-japonica ở các nước phương bắc (Trung Hoa, Nhật Bản)

Như đã nêu ở trên, niên đại 6.000 năm không phù hợp với những chứng cứ khảo cổ học (ít nhất theo tư liệu hiện nay).
Chứng cứ trực tiếp sớm nhất về lúa trồng ở Đông Nam Á hiện nay có niên đại khoảng trên 4.000 năm cách ngày nay.

Những chứng cứ về trồng trọt sớm và trồng lúa trong văn hoá Hoà Bình (như kiểu văn hoá thung lũng) cũng chưa được chứng minh về khảo cổ học. Song giả thiết trên cho thấy sự tiến hoá nội tại về trồng lúa ở miền Bắc Việt Nam và quá trình hội nhập giữa những ngữ hệ và nhóm tộc người ở Việt Nam.


Higham trong vô số bài viết của mình (1989, 1995, 1996, 2001…) dựa trên sự kết hợp giữa tài liệu ngôn ngữ và khảo cổ học đã đề xuất về sự thâm nhập của những cư dân trồng lúa từ lưu vực sông Dương Tử vào Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 1500 trước Công nguyên.
Nói cách khác, theo ông trồng lúa ở Đông Nam Á Lục địa có nguồn gốc ở lưu vực sông Dương Tử và là kết quả của những đợt di chuyển của dân cư.

Cũng theo tư liệu khảo cổ, trồng lúa ở Đông Nam Á Lục địa có trước nghề trồng lúa ở Đông Nam Á Hải đảo
[37]. Bellwood cho rằng, sự xuất hiện của lúa được coi là kết quả của sự xâm nhập của cư dân Nam Đảo từ Nam Trung Hoa qua Đài Loan vào Hải đảo vào khoảng năm 2500-2000 trước Công nguyên[38].

Bellwood đã xác định ba giai đoạn phát triển trong sản xuất lương thực của cư dân Nam Đảo theo tuyến đường Nam Trung Hoa – Đài Loan – Đông Nam Á Hải đảo:
a. Giai đoạn 1 Miền Nam Trung Hoa: Là thời kỳ sớm của ưu thế trồng hạt.
b. Giai đoạn 2 sau năm 2000 trước công nguyên: Dịch chuyển về xích đạo và tăng cường trồng củ và các loại cây trồng thích ứng tốt hơn với điều kiện sinh thái nhiệt đới ẩm.
c. Giai đoạn 3 sau năm 1500 trước công nguyên: Đã diễn ra một sự chuyển dịch từ hệ thống sản xuất lương thực tới những vùng chưa có người ở đại dương- Thái Bình Dương (giai đoạn đá mới muộn Lapita).

Mặt khác Higham lại cho rằng không có những chứng cứ về trồng lúa ở thời gian trên ở Đài Loan tại các địa điểm thuộc văn hoá Dapenkeng[39].
Soilhem cũng theo học thuyết truyền bá song ông cho rằng cư dân Nam Đảo đã chuyển dịch theo dọc bờ biển phía đông của Đông Nam Á Lục địa ra Đông Nam Á Hải đảo
[40].
alt 
Lúa ở Gua Sireh, Malaysia (4.500 BP)

Chúng ta không thể bỏ qua vai trò của di chuyển dân cư, nhưng chỉ dùng thuyết truyền bá để giải thích sự hình thành và phát triển của trồng lúa nước cũng như một số ngành nghề thủ công khác ở Đông Nam Á nhiệt đới, ví dụ như nghề dệt[41] thì quá đơn giản mà không phải lúc nào tư liệu khảo cổ học cũng khớp với tư liệu ngôn ngữ.

Quá trình chuyển đổi từ kinh tế hái lượm sang trồng trọt không phải sự kiện nhất thời và đơn lẻ, sự chuyển đổi dần dần và đa chiều này lại liên quan chặt chẽ tới nguồn gốc độc lập của những giống cây trồng khác nhau ở những khu vực khác nhau và những cơ cấu xã hội-văn hóa-kinh tế tương ứng.
Những nghiên cứu mới hiện nay cho thấy có sự đa dạng rất lớn về văn hoá và xã hội trong quá trình quá độ này, nhất là không thể coi nhẹ vai trò của cơ cấu môi trường của những xã hội nông nghiệp đầu tiên cũng như tác động của sự thay đổi môi trường đến sự phát triển văn hoá nơi mà trồng trọt lần đầu xuất hiện.
Trồng lúa nước là hiện tượng văn hoá đặc biệt, là kết quả của hoạt động sống quan trọng chỉ khi mà xã hội có nhu cầu gieo trồng.
Trong tình hình nghiên cứu hiện nay chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách tổng thể.
Một mặt, nhiều câu hỏi nảy sinh khi chấp nhận lý thuyết coi sự xâm nhập của những nhóm di dân như là nguyên nhân chính xuất hiện trồng lúa nước ở Đông Nam Á nhiệt đới. Ví dụ như câu hỏi về những tương đồng giữa các tổ hợp nông cụ, cách thức trữ lương thực, cấu trúc nhà ở; câu hỏi về cách thức di chuyển của dân cư; về các giống lúa và tác động xã hội của lúa như sinh kế trong cách sống của cư dân; tác động kinh tế và văn hoá của những cư dân săn bắt và hái lượm bản địa…
Mặt khác những tư liệu thu tập được từ Nong Nor hay Lưu vực sông Vàm Cỏ lại cho thấy việc khai thác lúa gạo ở quy mô lớn có thể có nguồn gốc bản địa và không nhất thiết phải qua sự xâm nhập trực tiếp của cư dân từ phía ngoài vào như trên đã trình bày.
Có nhiều tư liệu để cho rằng trồng lúa ở Đông Nam Á nhiệt đới tiến hóa theo cách thức riêng của mình và phản ánh những nhu cầu và đòi hỏi nội tại của cấu trúc xã hội và điều kiện môi trường.
Nguồn gốc thuần hoá cây lúa có lẽ có những mô thức riêng ở từng khu vực. Giống như sự đa dạng lớn mà ta thấy ở văn hoá Đông Nam Á, trồng lúa ở đây cũng cho thấy sự đa dạng tương tự.
Để giải thích sự đa dạng này chúng ta không thể chỉ dùng nguyên nhân di dân. Dù động cơ nào chăng nữa thì trồng lúa ở Đông Nam Á xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, cư dân của mỗi cộng đồng sẽ chọn lựa cách kiếm sống thích ứng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và điều kiện sinh thái dẫn tới những biến đổi cơ cấu xã hội tương tự.

Ngay trong thời cổ đại, những mối quan hệ giữa các khu vực là đa chiều, đa phương và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong lịch sử đã có không ít ví dụ về sự nhập khẩu giống lúa từ Việt Nam sang Trung Hoa
[42], từ sau thế kỷ 11, lúa Chămpa từ miền Trung Việt Nam đã được đưa tới duyên hải nam Trung Hoa[43]. Kỹ thuật trồng lúa hai vụ được biết ở Trung Hoa từ thế kỷ 12 có thể cũng đã được nhập từ Việt Nam, nơi mà kỹ thuật này đã phổ biến vào thế kỷ 3 trước Công nguyên[44].
Như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, nông nghiệp Đông Nam Á và nông nghiệp Việt Nam ngay từ giai đoạn ban đầu đã là nông nghiệp đa canh.

Đối với phần lớn các học giả nghiên cứu về khu vực dù chấp nhận hay không chấp nhận quan điểm rằng thuần dưỡng lúa nước bắt đầu trước hết ở miền Nam Trung Hoa, điều quan trọng nhất vẫn là:
“Quan điểm trên chỉ chứng tỏ rằng quá trình thuần hoá cây lúa diễn ra ở miền Nam Trung Hoa nhanh hơn ở những vùng khác… Nó không có nghĩa rằng toàn bộ phức thể trồng lúa đều có nguồn gốc ở Trung Hoa rồi từ đó lan toả đi những vùng xa khác. Quá trình thuần hoá lúa dại diễn ra khá riêng biệt ở từng vùng và độc lập so với những vùng phía bắc”
[45].

alt
 
Tài liệu sử dụng
Tiếng Việt :
- Chử Văn Tần: Vấn đề nông nghiệp sớm ở Việt Nam và Đông Nam Á, KCH, số 3, 1998, tr.29-41.
- Hà Văn Tấn: Theo dấu các văn hoá cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
- Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
- Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều và TT: Phát hiện thêm cụm mộ chum tại Gò Miếu Ông, NPHM về KCH năm 2003, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.241-243.
- Đoàn khai quật Lai Nghi 2002, 2003: Khai quật khu mộ táng Lai Nghi lần thứ nhất và thứ hai, NPHM về KCH năm 2003, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.239-242.
- Hán Văn Khẩn: Văn hoá Phùng Nguyên, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Jean-Marie Pelt, Marcel Mazoyer, Theodore Monod, Jacques Girardon: Câu chuyện hay nhất về loài cây, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 2005.
*********
Tiếng Anh:
- Bellwood, P: Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago, Academic Press, New York, 1985.
- Bellwood, P: Austronesian Prehistory in Sotheast Asia: Homeland, Expansion and Transformation, Html, 1995.
- Bellwood, P: Ancient seafarers. Archaeology, Volume 50, Number 2 March/April 1997. Html.
- Bellwood, P, Gillespie.R, Thompson.G, Vogel: New Dates for Prehistoric Asian Rice, Asian Perspectives, 31(2), Fall 1992, tr.161-168.
- Bryan Gordon: February 1999 preliminary report on the study of the rise of Chinese Civilization based on paddy rice cultivation. Html, 1999.
- Bui Phat Diem, Vuong Thu Hong and Nishimura Masanari: Research Achievements of the Archaeology before “Oc Eo culture” in the Lower Vam Co River Basin, Southern Part of Vietnam, Journal of Southeast Asia Archaeology, No.2, 1997.
- Cameron Judith: The movement of textile technology from Southeast China into Southeast Asia during the prehistoric period, Bài tham dự Hội nghị Tiền Sử Châu Á – Thái Bình Dương tháng 4 năm 2006, Manila, Philippines.
- Chang Kwang-chih: The Archaeology of Ancient China (Fourth edition Revised and Enlarged), Yale University Press, New Haven and London, 1986.
- Chang Te Tzu: Rice – In the Cambridge World History of Food, Html, 2001.
Chihiro, Yako Miyamori: Plant remains in potsherds at Lang Vac site, Nghe An province, The paper, presented at International Conference “One century of Vietnamese Archaeolgy”, December 2001, Hanoi.
Dao The Tuan: Some remarks on rice specimens excavated at Xom Trai cave in 1982, Paper read on the Conference on the Hoabinhian, Hanoi, 1982.
- Dougald O’Reilly: An Archaeological analysis of the Initial Occupation Phase at Nong Nor, Thailand, In The Origins of Angkor- Archaeological Project web site, Html, 2001.
- Falvey, J.L: Suistainable Technologies in Thai Agriculture, The Australian Academy of Technological Sciences and Engineering Focus, No.115, Jan/Feb 2001, Html.
- Glover, J: The Late Prehistoric Period in Indonesia. In Smith, R.B., Watson,W., (editors), Early Southeast Asia:essays in Archaeology, History and Historical Geography, p.167-184, Oxford University Press, Oxford, 1979.
- Gorman, C.F. The Hoabinhian and after: subsistence patterns in Southeast Asia during the late Pleistocene and early Recent period. World Archaeology 2(3), 1971: 300-320.
- Higham, C.F.W: The Archaeology of Mainland Southeast Asia, Cambridge University Press, Cambridge, 1989.
- Higham, C.F.W: The transition to rice cultivation in Southeast Asia, In Price, T.D., and Gebauer, A.B., (editors), Last Hunters-First Farmers: New Perspectives on the Prehistoric Transition to Agriculture, p.127-155, American School of Prehistoric Research, Santa Fe, 1995.
- Higham, C.F.W: The Bronze Age of Southeast Asia, The Cambridge University Press, Cambridge, 1996.
- Higham, C.F.W: Early cultures of Mainland Southeast Asia. River Books, Bangkok, Thái Lan, 2002.
Ho Ping-ti: The Craddle of the East, Hongkong and Chicago, The Chines University of Hongkong and the University of Chicago, 1975.
- Nguyen Xuan Hien: Rice remains from various archaeological sites in North and South Vietnam, In - Klokke.M.J., and Thomas De Bruijn (editors), Southeast Asian Archaeology 1996, Proceedings of the 6th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Leiden 2-6 September 1996, Hull, 1998.
- Solheim, W.G.II: Philippines: Further notes on the Kalanay pottery complex in the P.I, 1980.
- Solheim, W.G.II: The development of metallurgy in Southeast Asia: another reply to Loofs-Wissowa, Journal of Southeast Asian Studies, XIV (1), 1983, p.18-25.
- Solheim, W.G.II: Taiwan, Coastal South China and Northern Vietnam and the Nusantao maritime trading network, JEAA 2, 1-2, Brill, Leiden, Html, 2000.
- Spencer, J.E: The migration of rice from Mainland Southeast Asia into Indonesia, In Barrau, J, (editor), Plants and the migration of Pacific Peoples, p.83-89, Honolulu, 1963.
- Xu, Wang sheng, 1998. The origin of the Chinese plough in rice paddy cultivation. In Agricultural Archaeology, No.1. Html.
- Tran Quoc Vuong: The Tay-Thai contribution to the rormation and development of Vietnamese culture, In Tran Quoc Vuong, Some Aspects of Traditional Vietnamese Culture, Hanoi, 1994, Exclusive to Tran Quoc Vuong’s Family.
- Wang, Xiangkun et al, Research on the origin of Chinese cultivated rice: Present situation and forecast, In Research on the origin of Chinese cultivated rice project, Html, 2001.
- Wen-ming Yan: Origins of Agriculture and Animal Husbandry in China, In Aikens, C.M., and Song Nai Rhee (editors), Pacific Northeast Asia in Prehistory: Hunter-Fisher-Gatherers, Farmers and Socio-Political Elites, WSU Press, 1992.
- Yen, D.E: Hoabinhian horticulture? The evidence and the questions from northwest Thailand, In Allen,J., Golson, J., and Jones, R., Sunda and Sahul, p.567-599, London, 1977.
Nguyen Thi Mai Huong: The vegetation history of the Bac Bo Plain during the Metal period in Vietnam, Bài tham dự Hội nghị Tiền Sử Châu Á-Thái Bình Dương tháng 4 năm 2006, Manila, Philippines.
 
Chú thích[1] Jean-Marie Pelt, Marcel Mazoyer, Theodore Monod, Jacques Girardon: Câu chuyện hay nhất về loài cây, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 2005, tr.132.[2] Chang Te Tzu: Rice – In the Cambridge World History of Food, Html, 2001, tr.4.[3] Xu, Wang sheng, 1998. The origin of the Chinese plough in rice paddy cultivation. In Agricultural Archaeology, No.1. Html.[4] Yasuda, Y., 2001. The Yangtze River Civilization Program. Html. tr.2.[5] Wang, Xiangkun et al, Research on the origin of Chinese cultivated rice: Present situation and forecast, In Research on the origin of Chinese cultivated rice project, Html, 2001; Xu Wangsheng, The origin of the Chinese plough in rice paddy cultivation. In Agricultural Archaeology, No.1. Html 1998.; Bryan Gordon: February 1999 preliminary report on the study of the rise of Chinese Civilization based on paddy rice cultivation. Html, 1999…[6] Wen-ming Yan: Origins of Agriculture and Animal Husbandry in China, In Aikens, C.M., and Song Nai Rhee (editors), Pacific Northeast Asia in Prehistory: Hunter-Fisher-Gatherers, Farmers and Socio-Political Elites, WSU Press, 1992, tr.120; bảng.2.[7] Wen-ming Yan: Origins of Agriculture and Animal Husbandry in China, In Aikens, C.M., and Song Nai Rhee (editors), Pacific Northeast Asia in Prehistory: Hunter-Fisher-Gatherers, Farmers and Socio-Political Elites, WSU Press, 1992. tr.21.[8] Wen-ming Yan: Origins of Agriculture and Animal Husbandry in China, In Aikens, C.M., and Song Nai Rhee (editors), Pacific Northeast Asia in Prehistory: Hunter-Fisher-Gatherers, Farmers and Socio-Political Elites, WSU Press, 1992, tr.121.[9] Alexander và Coursey, 1969, dẫn theo Chang Te Tzu: Rice – In the Cambridge World History of Food, Html, 2001.[10] Chang Te Tzu: Rice – In the Cambridge World History of Food, Html, 2001, tr.5.[11] Gorman, C.F. The Hoabinhian and after: subsistence patterns in Southeast Asia during the late Pleistocene and early Recent period. World Archaeology 2(3), 1971, tr. 305.[12] Dẫn theo Ho Ping-ti: The Craddle of the East, Hongkong and Chicago, The Chines University of Hongkong and the University of Chicago, 1975, tr.371-372.[13] Ý kiến của Jack R. Harlan, trích theo Ho Ping-ti: The Craddle of the East, Hongkong and Chicago, The Chines University of Hongkong and the University of Chicago, 1975, tr.372.[14] Higham, C.F.W: The transition to rice cultivation in Southeast Asia, In Price, T.D., and Gebauer, A.B., (editors), Last Hunters-First Farmers: New Perspectives on the Prehistoric Transition to Agriculture, p.127-155, American School of Prehistoric Research, Santa Fe, 1995.[15] Ho Ping-ti: The Craddle of the East, Hongkong and Chicago, The Chines University of Hongkong and the University of Chicago, 1975, 1975, tr.374.[16] Ho Ping-ti: The Craddle of the East, Hongkong and Chicago, The Chines University of Hongkong and the University of Chicago, 1975, tr.373.[17] Tran Quoc Vuong: The Tay-Thai contribution to the rormation and development of Vietnamese culture, In Tran Quoc Vuong, Some Aspects of Traditional Vietnamese Culture, Hanoi, 1994, tr.37; Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr.313.[18] Higham, C.F.W: The transition to rice cultivation in Southeast Asia, In Price, T.D., and Gebauer, A.B., (editors), Last Hunters-First Farmers: New Perspectives on the Prehistoric Transition to Agriculture, p.127-155, American School of Prehistoric Research, Santa Fe, 1995, tr.138.[19] Higham, C.F.W: The Archaeology of Mainland Southeast Asia, Cambridge University Press, Cambridge, 1989.[20] Higham, C.F.W: Early cultures of Mainland Southeast Asia. River Books, Bangkok, Thái Lan, 2002.[21] Dougald O’Reilly: An Archaeological analysis of the Initial Occupation Phase at Nong Nor, Thailand, In The Origins of Angkor- Archaeological Project web site, Html, 2001.[22] Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr.343.[23] Nguyen Xuan Hien: Rice remains from various archaeological sites in North and South Vietnam, In Klokke.M.J., and Thomas De Bruijn (editors), Southeast Asian Archaeology 1996, Proceedings of the 6th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Leiden 2-6 September 1996, Hull, 1998, tr.30; Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr.104.[24] Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr.52.[25] Nguyen Xuan Hien: Rice remains from various archaeological sites in North and South Vietnam, In Klokke.M.J., and Thomas De Bruijn (editors), Southeast Asian Archaeology 1996, Proceedings of the 6th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Leiden 2-6 September 1996, Hull, 1998, tr.30.[26] Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr.52.[27] Nguyen Xuan Hien: Rice remains from various archaeological sites in North and South Vietnam, In Klokke.M.J., and Thomas De Bruijn (editors), Southeast Asian Archaeology 1996, Proceedings of the 6th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Leiden 2-6 September 1996, Hull, 1998, tr.30-33.[28] Đào Thế Tuấn Dao The Tuan, The burnt rice grains in Dong Dau site, Vinh Phu province, 1984 excavation (in Vietnamese). Archaeology (Khao Co Hoc). No. 4. Hanoi, 1988.[29] Nguyen Xuan Hien: Rice remains from various archaeological sites in North and South Vietnam, In Klokke.M.J., and Thomas De Bruijn (editors), Southeast Asian Archaeology 1996, Proceedings of the 6th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Leiden 2-6 September 1996, Hull, 1998, tr.33-34; bảng 5-12.[30] Chử Văn Tần: Vấn đề nông nghiệp sớm ở Việt Nam và Đông Nam Á, KCH, số 3, 1998, tr.29-41; Hán Văn Khẩn: Văn hoá Phùng Nguyên, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.165-168…[31] Nguyen Thi Mai Huong: The vegetation history of the Bac Bo Plain during the Metal period in Vietnam, Bài tham dự Hội nghị Tiền Sử Châu Á-Thái Bình Dương tháng 4 năm 2006, Manila, Philippines.[32] Higham, C.F.W: The transition to rice cultivation in Southeast Asia, In Price, T.D., and Gebauer, A.B., (editors), Last Hunters-First Farmers: New Perspectives on the Prehistoric Transition to Agriculture, p.127-155, American School of Prehistoric Research, Santa Fe, 1995, tr.154.[33] Bellwood, P: Austronesian Prehistory in Sotheast Asia: Homeland, Expansion and Transformation, Html, 1995.
.
[34] Tran Quoc Vuong: The Tay-Thai contribution to the rormation and development of Vietnamese culture, In Tran Quoc Vuong, Some Aspects of Traditional Vietnamese Culture, Hanoi, 1994, tr.230.[35] Kato 1998, dẫn theo Falvey, J.L: Suistainable Technologies in Thai Agriculture, The Australian Academy of Technological Sciences and Engineering Focus, No.115, Jan/Feb 2001, Html.[36] Van Beek 1995, Falvey, J.L: Suistainable Technologies in Thai Agriculture, The Australian Academy of Technological Sciences and Engineering Focus, No.115, Jan/Feb 2001, Html.[37] Chang Te Tzu: Rice – In the Cambridge World History of Food, Html, 2001, tr.5.[38] Bellwood, P: Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago, Academic Press, New York, 1985, tr.212.[39] Higham, C.F.W: The Bronze Age of Southeast Asia, The Cambridge University Press, Cambridge, 1996, tr.298-299.[40] Solheim, W.G.II: Taiwan, Coastal South China and Northern Vietnam and the Nusantao maritime trading network, JEAA 2, 1-2, Brill, Leiden, Html, 2000, tr.279.[41] Cameron Judith: The movement of textile technology from Southeast China into Southeast Asia during the prehistoric period, Bài tham dự Hội nghị Tiền Sử Châu Á – Thái Bình Dương tháng 4 năm 2006, Manila, Philippines, tr.42.[42] Xu Wangsheng, The origin of the Chinese plough in rice paddy cultivation. In Agricultural Archaeology, No.1. Html 1998.[43] Chang Te Tzu: Rice – In the Cambridge World History of Food, Html, 2001.[44] Falvey, J.L: Suistainable Technologies in Thai Agriculture, The Australian Academy of Technological Sciences and Engineering Focus, No.115, Jan/Feb 2001, Html.[45] Bellwood, P: Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago, Academic Press, New York, 1985



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét