Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

RẮN THẦN NAGA VÀ THỦY QUÁI MAKARA TRONG VĂN HÓA CAMPUCHIA, LÀO VÀ THÁI LAN


RẮN THẦN NAGA VÀ THỦY QUÁI MAKARA
TRONG VĂN HÓA CAMPUCHIA, LÀO VÀ THÁI LAN

                                                                                                                      
Th.S. Phan Anh Tú
(ĐH QGTP.HCM)
Đã đăng: Tuổi trẻ cuối tuần 12/2007
Image
Rắn naga 3 đầu trong văn hóa Thái Lan

         Naga là tên gọi của một loài linh vật rắn trong thần thoại Ấn Độ. Trong tín ngưỡng Đông Nam Á lục địa, rắn thần Naga sống trong cõi thủy cung có tên là Mương Bađan nằm dưới lòng sông Mê-kông. Trong trí tưởng tượng, Naga thường có một, ba, năm hoặc bảy đầu, nói chung là những con số lẻ - số dương theo tư duy truyền thống phương Đông.                                       
        Trong điêu khắc Bà La Môn (Brahmanism) thường có các kiểu tượng thần Bà La Môn cưỡi trên mình rắn Naga, còn trong Phật giáo thì có kiểu tượng Đức Phật Cồ Đàm tọa thiền trên mình rắn thiêng. Trong kiến trúc Phật giáo Nguyên thủy (Therevada) tại Đông Nam Á, rắn Naga thường được trang trí trên các mái chùa ngụ ý xua đuổi tà ma và bảo vệ các ngôi chùa tránh khỏi hỏa hoạn. Theo thần thoại, Naga là vị thần mưa nên có thể phun nước dập lửa.
   Image Image
          Đức Phật tọa thiền trên thân rắn naga 7 đầu             Naga 7 đầu trong văn hóa Lào

Rắn Naga vốn có quan hệ mật thiết với Makara, vật cưỡi của Thủy thần Vanura trong đạo Bà La Môn. Thần phả Ấn Độ mô tả thủy quái Makara có thân hình giống cá sấu, rồng hay giống rắn Naga nhưng lại có bốn chân và chỉ có một chiếc đầu. Trong văn hóa Khmer, Lào và Thái Lan, Makara thường được miêu tả với chiếc miệng rộng, đang phun ra rắn Naga, cây cỏ hay hoa lá v.v.. Trong văn hóa Chăm tại Việt Nam, Makara miệng phun ra chằn Yaksa thay vì rắn naga.
    Image  Image
                                     Thủy quái Makara miệng phun ra rắn naga                                                                
Image 
Nagini (công chúa rắn Naga) trên bậc thang chùa  Phra Keo, Bangkok
          Naga và Makara đều là những linh vật được Đông Nam Á hóa trong văn hóa Campuchia, Lào và Thái Lan. Ở Ấn Độ không có hình tượng Makara phun ra Naga và các linh vật khác. Ý nghĩa của loại tượng này phần nhiều liên quan đến tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á: naga (thần mưa) tạo mưa -> vạn vật sinh sôi
Image
Naga trang trí ở chùa Chong Chang huyện Chieng Sean,tỉnh Chieng Rai
Image
Thần Vishnu nằm ngủ trên mình rắn Ananta - Shesa  

1 nhận xét:

  1. Theo tôi được biết thì tại bảo tàng tổng hợp Bình Định, hình tượng makala trpng nghệ thuật điêu khắc Chăm vẫn gọi hình tượng Makala nhả ra rắn Naga (3,5,7 đầu) chứ ko gọi là chằn Yaksa như bài viết đã đăng.

    Trả lờiXóa