Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

VĂN HOÁ LÚA NƯỚC Ở ĐÔNG NAM Á VÀ KHU VỰC



VĂN HOÁ LÚA NƯỚC
Ở ĐÔNG NAM Á VÀ KHU VỰC
Trần Ngọc Thêm


Ít nhất là từ 5-7 ngàn năm nay, cây lúa nước đã trở thành nguồn lương thực chính của cư dân Đông Nam Á. Nó đã tạo nên một nền văn hoá và văn minh lúa nước với bề dày lịch sử hết sức phong phú. Từ đây, nó đã tỏa ra khu vực lân cận, đặc biệt là Đông Bắc Á.

Từ vùng lưu vực sông Dương Tử, cây lúa nước và văn hoá lúa nước đã du nhập lên vùng lưu vực sông Hoàng Hà (khoảng trên 1 ngàn năm trước CN). Rồi từ lưu vực sông Hoàng Hà, cây lúa nước và văn hoá lúa nước đã du nhập sang bán đảo Korea (khoảng tk. VIII trCN), rồi sang Nhật Bản.

Trong loạt video-clip này, vanhoahoc.edu.vn xin giới thiệu với bạn đọc cảnh sinh hoạt lúa nước và những nghi thức văn hoá lúa nước của một số dân tộc.

1. Cảnh cấy lúa của người Lào



2. Cánh đồng lúa ở Campuchia



3. Cảnh nhổ mạ ở Thái Lan



4. Lễ tịch điền ở Thái Lan (Viel snaeh Piek kdei, 2008)



5. Cảnh cấy lúa ở Hàn Quốc



6. Lễ xuống đồng cấy lúa truyền thống ở Hiroshima, Nhật Bản:

Tổ chức hàng năm, vào ngày chủ nhật thứ ba trong tháng Năm ở vùng nông thôn miền núi phía bắc thành phố Hiroshima.



7. Lễ xuống đồng cấy lúa truyền thống ở Shiga, Nhật Bản:

Tổ chức hàng năm, vào ngày chủ nhật thứ tư trong tháng Năm ở vùng nông thôn gần ngôi đền Mikami ở Shiga: bắt đầu vào khoảng 10 giờ sáng bằng một nghi lễ Thần đạo, sau đó những thanh niên nam nữ trong những trang phục nhiều màu rực rỡ sẽ tiến hành nghĩ lễ cấy lúa trong lời ca, tiếng trống, và những điệu múa truyền thống. Lúa nước ở đây được gọi là  Yuki Saiden (悠紀斎田記念田), từng được dùng làm lúa tiến cho Thiên Hoàng Showa Hirohito, lên ngôi năm 1928.



8. Lễ xuống đồng cấy lúa truyền thống ở Taga Taisha, Nhật Bản:

Tổ chức hàng năm, vào ngày thứ bảy đầu tiên trong tháng Sáu ở vùng Taga Taisha. Nghi lễ cấy lúa được thực hiện với 70 nữ sinh phổ thông trung học địa phương tại thửa ruộng thiêng của ngôi đền Thần đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét