Dựa vào "tâm thức Đông Nam Á" để vươn mình
"Đến lượt mình, trong sự hội tụ lần thứ hai này, chúng ta cần khẳng định tâm thức và các giá trị Đông Nam Á để xây dựng một tổ chức khu vực - ASEAN vững mạnh góp phần khẳng định những giá trị phương Đông rộng lớn, đa dạng bên cạnh những giá trị phương Tây".
LTS: Nhân việc Việt Nam giữ chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Bee giới thiệu bài viết của nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, GSTS Phạm Đức Dương "ASEAN trong thế đứng mới".
Tôi còn nhớ những ngày 21 – 23/8/1991, tại Hà Nội, chúng tôi cùng với ông M.Rajarenam – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tài nguyên - tổ chức cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Tác động qua lại với sự tiến bộ: Chính sách mới của Việt Nam và kinh nghiệm của ASEAN”. Hơn 100 chính khách, trong đó hơn một nửa là các học giả ASEAN đã tới dự, dưới sự chủ trì của ngài Phan Văn Khải, lúc đó là Phó Thủ tướng thường trực Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với một số chính khách trong khu vực.
Chúng ta cần khẳng định tâm thức và các giá trị Đông Nam Á để xây dựng một tổ chức khu vực - ASEAN vững mạnh
|
Một trong bốn đề tài chính của hội thảo được tranh luận nhất là chủ đề thứ tư: “Sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN: Những vấn đề còn tồn tại”. Người ta thảo luận nhiều về khái niệm hội nhập (Intergration), lợi thế và gánh nặng - lúc đó phe Xã hội Chủ nghĩa bị sụp đổ; các nước Đông Âu muốn được gia nhập khối EU nhưng người ta ngại rằng những nước cộng sản nghèo sẽ là gánh nặng cho họ. Có người cũng đã nghĩ về Việt Nam, Lào, Campuchia như vậy.
Do đó, các bạn ASEAN nhấn mạnh tới những thách đố, những khó khăn để chúng ta lựa chọn: Một là, Việt Nam vẫn có thể đứng ngoài lề dòng chính của phồn thịnh Đông Nam Á; hai là, Việt Nam cần hợp tác với Đông Nam Á và Châu Á nếu Việt Nam không muốn mình bị cô lập khi xảy ra những biến cố ở Liên Xô và Đông Âu.
Có một học giả Thái Lan còn đưa ra một lộ trình 13 năm Việt Nam gia nhập ASEAN! Còn các học giả Việt Nam thì khai thác những lợi thế của tình hình thế giới và những lợi ích của khu vực, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập.
Cuối cùng, hội nghị cũng đã nhất trí giao cho cơ quan tổ chức hội thảo chuẩn bị một số khuyến nghị gửi chính phủ các nước, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác khu vực trước khi diễn ra cuộc hội nhập thượng đỉnh các nước ASEAN vào năm 1992, cờ Việt Nam lại được kéo lên trong hội nghị thượng đỉnh họp tại Brunei với tư cách là thành viên đầy đủ của ASEAN. Năm 1998, Campuchia là nước thứ 10, nước cuối cùng gia nhập ASEAN sau Lào và Myanmar.
Suy cho cùng, đó là con đường tất yếu của diễn trình lịch sử Đông Nam Á từ truyền thống đến hiện đại.
Suy cho cùng, đó là con đường tất yếu của diễn trình lịch sử Đông Nam Á từ truyền thống đến hiện đại.
Hai bước hội tụ
Chúng ta có hai Đông Nam Á: Một Đông Nam Á tiền sử với địa bàn phân bố rất rộng – từ Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ và trôi dạt tận Madagascar Châu Phi, Hawai - châu Mỹ; một Đông Nam Á hiện đại với 11 nước như hiện nay.
Đông Nam Á tiền sử và sơ sử là nơi hội tụ của nền văn minh lúa nước với một phức thể văn hóa gồm ba yếu tố: Văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển. Yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
Chúng ta có hai Đông Nam Á: Một Đông Nam Á tiền sử với địa bàn phân bố rất rộng – từ Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ và trôi dạt tận Madagascar Châu Phi, Hawai - châu Mỹ; một Đông Nam Á hiện đại với 11 nước như hiện nay.
Đông Nam Á tiền sử và sơ sử là nơi hội tụ của nền văn minh lúa nước với một phức thể văn hóa gồm ba yếu tố: Văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển. Yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
Bước hội tụ này được thực hiện trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tước đoạt sang nền kinh tế sản xuất, với hai giai đoạn: nông nghiệp trồng rau củ và nông nghiệp trồng lúa nước, tương ứng với hai loại hình kỹ thuật: Công cụ đá và công cụ đồng sắt.
Quá trình hội tụ ở đây bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau cho nên không mang tính đơn tuyến trong sự biệt lập mà mang tính đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cấu trúc tộc người - văn hóa đa thành phần mang đậm sắc thái dân tộc và dấu ấn địa phương. Vì thế một đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á, nói theo thành ngữ của Indonesia là “Thống nhất trong đa dạng”.
Thế rồi hơn hai thiên niên kỷ trôi qua, trải bao thăng trầm của lịch sử, các nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á đã bị giải thể cấu trúc để phỏng theo vào mô hình Trung Hoa hay Ấn Độ, hình thành các quốc gia cổ đại với tên tuổi của các nền văn minh Angkor, Sukhothay, Lạn Xang, Pagan, Malayxia, Majapalut, Đại Việt…
Thế rồi hơn hai thiên niên kỷ trôi qua, trải bao thăng trầm của lịch sử, các nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á đã bị giải thể cấu trúc để phỏng theo vào mô hình Trung Hoa hay Ấn Độ, hình thành các quốc gia cổ đại với tên tuổi của các nền văn minh Angkor, Sukhothay, Lạn Xang, Pagan, Malayxia, Majapalut, Đại Việt…
Khi chủ nghĩa thực dân Phương Tây xâm lược và biến Đông Nam Á, châu Á thành thuộc địa của chúng, thì từ đó các dân tộc Đông Nam Á có chung một thân phận nô lệ, có chung một cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập và tự do.
Bước hội tụ lần thứ hai của Đông Nam Á thời hiện đại này được khơi nguồn từ phong trào giải phóng dân tộc và công cuộc phi thực dân hóa, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á phát triển trong sự chuyển hướng chiến lược toàn cầu, từ đối đầu sang đối thoại, từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương với hai cuộc cách mạng đồng thời: Cuộc Cách mạng khoa học công nghệ chuyển từ văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học hóa (hay hậu công nghiệp) và chuyển từ Chủ nghĩa Tư bản sang Chủ nghĩa Xã hội (hay hậu tư bản) và hai quá trình đồng thời: Khu vực hóa và toàn cầu hóa.
ASEAN - một tổ chức khu vực vốn là sản phẩm của thời kỳ đối đầu giữa hai phe, nay đã trở thành nơi hội tụ của Đông Nam Á hiện đại với sự gia nhập của Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Ở đây ý thức về khu vực (mà có người gọi là chủ nghĩa khu vực) đã vượt lên những định kiến của ý thức hệ, thể chế chính trị tôn giáo… để đi vào vận hội mới, sự hội nhập lần này mà ASEAN là tổ chức đại diện được xác lập trên hai bình diện:
Một là, về kinh tế chính trị người ta dựa trên lợi ích để quy đồng mẫu số. Đó là việc giải quyết thỏa đáng giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích khu vực dựa trên nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào nội bộ của nhau, có sự chiếu cố lẫn nhau.
Một là, về kinh tế chính trị người ta dựa trên lợi ích để quy đồng mẫu số. Đó là việc giải quyết thỏa đáng giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích khu vực dựa trên nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào nội bộ của nhau, có sự chiếu cố lẫn nhau.
Ở đây là sự cố kết cần thiết của các nước nhỏ để tạo nên sức mạnh tập thể - sức mạnh của khu vực văn hóa nhằm ứng phó với các nước lớn, tình trạng batá bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Do đó, ASEAN phải thu xếp một cách hợp lý đồng thời hai mối quan hệ hết sức chặt chẽ về lợi ích: Lợi ích giữa quốc gia dân tộc với lợi ích khu vực; Lợi ích khu vực với lợi ích quốc tế.
Xét trên bình diện này thì ASEAN còn phải chật vật lắm thì mới trở thành một khu vực hợp tác kinh tế, để có sức cạnh tranh và xác lập mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau (Interdependance), dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Xét trên bình diện này thì ASEAN còn phải chật vật lắm thì mới trở thành một khu vực hợp tác kinh tế, để có sức cạnh tranh và xác lập mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau (Interdependance), dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Những bất cập và bất lợi
Là những nước đang phát triển, trong quá trình toàn cầu hóa, ASEAN phải đương đầu với những bất cập và bất lợi trong những trò chơi quyền lực giữa các nền kinh tế mạnh và yếu trên thế giới. Theo Aleem Kwa thì ngay cả khi ta đang ra sức phấn đấu cho những chương trình phát triển với tỷ lệ tăng trưởng cao của GDP thì sự tăng trưởng đó đồng thời cũng đã làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo, nghĩa là: đói nghèo, suy thoái môi trường cũng ngày càng gia tăng. Như vậy, đối với các nước đang phát triển, GDP không phải chỉ là thước đo của sự tăng trưởng mà còn là mức đo tốc độ tàn phá nguồn lực (xem Aleem Kwa: WTO và các nước đang phát triển).
Hai là, về mặt văn hóa xã hội, chúng ta lấy “tâm thức”của người Đông Nam Á làm điểm tựa cho sự hội nhập. Đó là tâm thức của cư dân nông nghiệp lúa nước mong muốn một cuộc sống an khang, hòa hiếu, “lá lành đùm lá rách”, “bán anh em xa mua láng giềng gần... Đó là những giá trị, những hằng số của văn hóa các dân tộc đang được phát huy tác dụng tích cực trong quá trình hội tụ ở Đông Nam Á. Nhờ đó mà chúng ta có thể vượt qua những mâu thuẫn, những định kiến.
Là những nước đang phát triển, trong quá trình toàn cầu hóa, ASEAN phải đương đầu với những bất cập và bất lợi trong những trò chơi quyền lực giữa các nền kinh tế mạnh và yếu trên thế giới. Theo Aleem Kwa thì ngay cả khi ta đang ra sức phấn đấu cho những chương trình phát triển với tỷ lệ tăng trưởng cao của GDP thì sự tăng trưởng đó đồng thời cũng đã làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo, nghĩa là: đói nghèo, suy thoái môi trường cũng ngày càng gia tăng. Như vậy, đối với các nước đang phát triển, GDP không phải chỉ là thước đo của sự tăng trưởng mà còn là mức đo tốc độ tàn phá nguồn lực (xem Aleem Kwa: WTO và các nước đang phát triển).
Hai là, về mặt văn hóa xã hội, chúng ta lấy “tâm thức”của người Đông Nam Á làm điểm tựa cho sự hội nhập. Đó là tâm thức của cư dân nông nghiệp lúa nước mong muốn một cuộc sống an khang, hòa hiếu, “lá lành đùm lá rách”, “bán anh em xa mua láng giềng gần... Đó là những giá trị, những hằng số của văn hóa các dân tộc đang được phát huy tác dụng tích cực trong quá trình hội tụ ở Đông Nam Á. Nhờ đó mà chúng ta có thể vượt qua những mâu thuẫn, những định kiến.
Cái mà tôi gọi là “tâm thức Đông Nam Á” chính là cái cốt lõi của đặc trưng Đông Nam Á “thống nhất trong đa dạng”. Đó là thế mạnh của chúng ta. Nó giúp chúng ta điều chỉnh lợi ích của các quốc gia, làm đòn bẩy cho sự hội nhập kinh tế và quan hệ quốc tế.
Chúng ta đều biết, để khẳng định được những giá trị Phương Tây, châu Âu đã phải trả một cái giá rất đắt. Họ đã đi từ cuồng tín, hủy diệt (các cuộc chiến tranh đẫm máu triền miên) để tiến tới sự khoan dung.
Ngày nay, mặc dù còn rất nhiều mâu thuẫn, nhưng “những giá trị Phương Tây” đã giúp Châu Âu cố kết với nhau tạo nên sức mạnh thống nhất về ý thức hệ, tôn giáo, thể chế chính trị, cơ cấu kinh tế… trong một tổ chức khu vực mạnh như EU. Gần đây người ta đề cập đến các giá trị Châu Á để giải thích sự phát triển thần kỳ của các con rồng.
Đến lượt mình, trong sự hội tụ lần thứ hai này, chúng ta cần khẳng định tâm thức và các giá trị Đông Nam Á để xây dựng một tổ chức khu vực - ASEAN vững mạnh góp phần khẳng định những giá trị phương Đông rộng lớn, đa dạng bên cạnh những giá trị phương Tây để bổ sung (chứ không phải loại trừ) cho nhau trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập Đông - Tây, điều chỉnh một cách hợp lý giữa lợi ích các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Hy vọng rằng, với vị thế của mình trong tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ có những sáng kiến nhằm góp phần cùng với ASEAN giải quyết tốt có hiệu quả việc hợp tác kinh tế trên cơ sở khai thác những giá trị văn hóa Đông Nam Á.
Hy vọng rằng, với vị thế của mình trong tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ có những sáng kiến nhằm góp phần cùng với ASEAN giải quyết tốt có hiệu quả việc hợp tác kinh tế trên cơ sở khai thác những giá trị văn hóa Đông Nam Á.
GSTS. Phạm Đức Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét