Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

VĂN MINH SÔNG CỬU LONG – MỘT CẤU TRÚC MỚI CỦA VĂN MINH SÔNG NƯỚC


VĂN MINH SÔNG CỬU LONG – MỘT CẤU TRÚC MỚI CỦA VĂN MINH SÔNG NƯỚC 
                                                                PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên
     Đồng bằng sông Cửu Long là kiến tạo tương đối mới trên một vùng châu thổ được với cảnh quan điển hình của một vùng sinh thái sông nước. Lịch sử nền văn minh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ rất sớm, từ thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên. Cư dân vùng đất này đã tạo dựng nền văn minh Phù Nam rực rỡ - một điển hình văn minh sông nước hạ lưu Mêkong trong quá khứ. Văn minh Đồng bằng sông Cửu Long được mênh danh là văn minh sông nước với ‎ nghĩa đầy đủ và đa dạng của nó: Văn minh lúa nước – lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn.
Sau một thời gian dài  hơn năm thế kỷ qua, các dân tộc Việt, Khơ mer, Chăm và Hoa với tất cả tri thức và kinh nghiệm của văn minh sông nước sông Hồng trải qua chinh phục vùng đất miền Trung, với gió Lào, cát trắng, lũ quét và đất bạc màu đã chung tay phát triển  châu thổ sông Cửu Long  thành một nền văn minh sông nước với một đặc trưng riêng như một bước phát triển mới của văn minh sông nước đã hình thành từ hàng nghìn năm trước ở châu thổ sông Hồng. Có thể nói cụ thể hơn, bước phát triển mới đó thể hiện rõ rệt ở cấu trúc của nền văn minh này. Trị thủy và Thủy lợi là những điều kiện nền tảng của văn minh lúa nước.
So sánh với  cấu trúc của nền văn minh sông nước Sông Hồng thì cấu trúc của  nền văn minh sông nước sông Cửu Long đã có sự khác biệt khá cơ bản. Sự khác biệt đó ở chỗ, việc cư đân châu thổ sông Hồng  từ triều Lý qua triều Trần tới triều Lê đã tập trung nhân tài vật lực vào công cuộc  trị thủy và  thủy lợi, trong đó lấy trị thủy làm trọng, ví dụ: tổ chức xây dựng đê quai vạc bảo vệ các con đê quanh kinh thành Thăng Long và hoàn chỉnh hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình, sông Mã , sông Chu… từ thượng nguồn ra đến biển.. để phòng chống lũ lụt và quai đê lấn biển lấy đất làm lúa là chính.
Người Việt khi khai thác vùng châu thổ sông Cửu Long trước hêt là phải thich nghi với môi trường sinh thái ở đây và học tập tri thức bản địa và kinh nghiệm của nhiều nhóm cư dân của lưu vực sông Mêkong, trong đó đặc biệt phải kể  đến nhóm cư dân Nam đảo và Môn -Khơmer, những người thầy tài ba không chỉ trong công cuộc chinh phục mặt nước mà còn biết tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước. Nhờ vậy, cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long thực sự đã tạo ra một cấu trúc mới cho văn minh sông nước ở vùng này. Không lấy trị thủy làm trọng, cư đân vùng này và các chính quyền rất chú ý đến việc làm thủy lợi  kết hợp với mở mang giao thông đường thủy. Có lẽ cấu trúc của nền văn minh này là tận thủy- thủy lợi: tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước tạo nên một tổ hợp nền Văn minh sông nước: văn minh lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn. Từ nền văn minh nước lũ và chống lũ , người Việt lại tạo ra nên văn minh nước nổi và sống chung với nước nổi.Văn minh sông nước vùng châu thổ sông Cửu Long đã góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh cấu trúc nền văn minh sông nước Viêt Nam nền tảng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng: Hồng Hà- Cửu Long.
Hiện nay, sự gia tăng dân số và quá trình khai thác nôn nóng và thiếu tính toán khoa học đang làm tổn hại cấu trúc của nền văn minh này mà chưa tính đến biến đổi khí hậu và việc chặn dòng Mêkong ở thượng nguồn đang làm biến đổi tiêu cực hệ sinh thái. Vấn đề đặt ra với chúng ta hôm nay là cần duy trì và  bảo tồn những nhân tố quan trọng và cấu trúc vốn có đã hình thành nên nền văn minh sông nước đa dạng ở châu thổ sông Cửu Long để phát triển nó một cách vững bền.
Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền).
Các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam được gọi là  Sông Cửu Long, mỗi phân lưu dài chừng 220-250 km. Lưu lượng nước các phân lưu rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vàomùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp tạo nên đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam. 
Sông Hậu chảy qua Châu ĐốcLong Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửacửa Định Ancửa Ba Thắccửa Tranh Đề, cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.
Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh(Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại vàcửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu
Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
*Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.       
Đồng bằng sông Cửu Long là kiến tạo tương đối mới trên một vùng châu thổ được với cảnh quan điển hình của một vùng sinh thái sông nước. Lịch sử nền văn minh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ rất sớm, từ thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên. Dưới ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên cư dân vùng đất này đã tạo dựng nền văn minh Phù Nam rực rỡ- một điển hình văn minh sông nước hạ lưu Mêkong trong quá khứ. Văn minh Đồng bằng sông Cửu Long được mênh danh là văn minh sông nước với ‎ nghĩa đầy đủ và đa dạng của nó: Văn minh lúa nước – lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn.
Văn minh lúa nổi – lúa trời : Từ thời xa xưa,  ở vùng châu thổ có các đồng lúa nổi. Người ta gọi dòng lúa nổi là lúa trời vì cư dân lúc bấy giờ không phải gieo cấy. Cây lúa lớn mạnh theo từng con lũ trong khi các cây cỏ khác bị chết ngộp không theo kịp nước, và về cuối mỗi mùa lụt thì chúng đơm bông, kết hạt cứng chắc, nặng trĩu, sẵn sàng cho vụ thu hoạch. 
Văn minh kênh rạch: Việc thu hoạch lúa trời diễn ra vào cuối mỗi mùa nước lụt nên cư dân phải kết gỗ làm thành xuồng, bè để di chuyển theo những dòng nước nhất định tạo thành luồng lạch, khởi đầu cho việc hình thành hệ thống đường nước mà trong mùa khô chúng là con đường, sang mùa nước lại trở thành dòng kinh. Sau này khi nhiều trung tâm cư trú đông hơn được thành lập thì người ta nối thẳng các đường nước thành sông đào, kinh đào, và tạo ra các bến nước làm nơi thuyền bè tụ họp thành thứ chợ nổi trao đổi hàng hóa sản vật. Văn minh kênh rạch sau này cũng hình thành từ những yếu tố đó. 
Văn minh nhà sàn vượt lũ:  Các luồng lạch cứ thế mỗi năm một lấn sâu vào cánh đồng lúa nổi mênh mông giữa vùng ngập nước. Cư dân bắt đầu kết cây tạo thành những nơi cất trữ hạt lúa ở ngay giữa vùng thu hái, lâu dần tạo ra kiểu nhà sàn vừa để cư trú vừa làm kho lẫm tích trữ lương thực cho đến vụ sau. Nhà sàn được dựng ở nơi thế đất cao bên cạnh đường nước nên trong các mùa lụt làm nơi tránh lũ. Văn minh nhà sàn vượt lũ cũng bắt đầu từ đó.
Văn minh chợ nổi :  Trong giai đoạn Óc Eo - Phù Nam (thế kỷ I-VII)  hình thành một dãy chợ nổi như chúng ta còn thấy hiện nay: Phụng Hiệp, Cái Răng, Châu Đốc, Cái Bè …Nhiều thư tịch cổ đề cập đến
Văn minh cảng thị  đặc biệt  thưở đó. Người ta đã thiết lập hai thương cảng quốc tế nằm trên con đường hương liệu, một ở phía Đông gọi là Rịa Nai (Rinai) và một ở phía Tây gọi là Óc Eo (Oud) nằm nơi mặt Đông ngọn núi Ba Thê. Lộ trình giao thương đường biển lúc bấy giờ đi thẳng từ vịnh Rạch Giá vào cảng Óc Eo đến cảng Rịa Nai ra vịnh Cần Giờ, không vòng qua bán đảo Cà Mau như hiện nay. Thương cảng Óc Eo là một quần thể gồm cả cảng sông và cảng biển, cũng là nơi hội tụ của hơn 30 dòng sông đào nối với các đô thị. Cảng sông nằm ở phía Đông ngọn núi Ba Thê là nơi tụ họp của các bến nước tạo thành một dãy chợ nổi. Cách phía Nam ngọn núi Ba Thê từ 1,5-3 ki lô mét là một bến cảng tạo nên bởi các rãnh nước sâu nằm giữa những mỏm đá ngầm của khu Núi Nổi. Đây là nơi các tàu viễn dương neo đậu để tiếp nhận sản vật từ các tàu chợ trong vùng, cũng là nơi trao đổi hàng hóa giữa các tàu đến từ phương Đông như Trung Hoa, Nhật Bản với các tàu đến từ Ấn Độ, Ba Tư và từ biển Đỏ, nơi cửa ngõ đế quốc La Mã. Trầm hương có tên là “ud”, các loại gia vị để bảo quản thực phẩm, đường thốt nốt, ngọc trai các loài hàu biển, thủy tinh và đá quý cùng sừng tê giác, ngà voi và nanh heo rừng từ thương cảng Óc Eo nay được tìm thấy nơi nhiều thương điếm trên con đường hương liệu. Hoạt động nhộn nhịp của thương cảng Óc Eo suốt nhiều thế kỷ đầu Công nguyên, biến nó thành nơi đô hội phồn vinh mà các thương nhân đóng thuế bằng bạc! Tập ký sự “Chuyện lạ ở phương Nam” của hai sứ thần Trung Hoa, Chu Ứng và Khang Thái, mô tả các con tàu Phù Nam gồm bốn cột buồm với những cánh buồm nằm nghiêng, đủ lớn để chở hàng trăm người với 40-50 tay chèo. Hoạt động thương thuyền Óc Eo thời đó rất có quy củ, các chủ tàu Phù Nam chỉ lấy tiền công khi thuyền của họ đến nơi đúng hẹn. Từ thế kỷ thứ IV, các đoàn tàu Ba Tư cũng băng qua thủy lộ này để ghé thăm các cộng đồng người Iran tại Óc Eo trước khi đi vào biển Đông, lộ trình này vẫn được giữ nguyên cho tới thế kỷ thứ VIII.
Vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông sau thời kỳ Phù Nam dường như  trở thành vùng đệm không có chủ nhân chính thức và  bị lãng quên dài tới cả thiên niên kỷ.  Cho đến tận thế kỷ XIII,  sứ thần nhà Nguyên là Châu Đạt Quan, trên đường đến Chân Lạp vào năm 1296-1297, đã mô tả vùng đất này như sau: "Từ chỗ vào Chân Bồ (Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng". Về thời tiết, Châu Đạt Quan mô tả:”Suốt năm thời tiết gióng như tháng năm và tháng sáu của chúng ta và dân chúng không biết giá và tuyết là gì.Ở xứ này, trời mưa nửa năm, nửa năm kia trời không mưa.”(Châu Đạt Quan 2007:68-69) Về sự trù phú của vùng đất này ông miêu tả:”Thông thường người ta có thể làm ba bốn mùa trong một năm.” (Châu Đạt Quan 2007: 68)        
Những ghi chép trên dựa vào nhưng thư tịch cổ nào cũng con cần được kiêm chứng. Tuy nhiên căn cứ vào các di chỉ khảo cổ chúng ta có thể hình dung phần nào. Đặc biệt là căn cứ vào nguồn thự tịch muộn hơn và có thể kiểm chứng bằng trực quan sinh động.   
Thế kỷ XVI – XVII, người Việt từng bước khai phá vùng đất này. Trịnh Hoài Đức  cũng đã ghi lại trong Sơn Xuyên Chí:”có nhiều bưng biền, chằm, ao, cá tôm ăn không hết. Cứ đến tháng 4, tháng 5, khi mưa xuống nước tràn thì cá sinh trưởng đầy dẫy kiếm ăn ở trong ruộng, trong đầm. Phàm những nơi có nước và có cỏ dù sâu chỉ độ hơn tấc ta cũng có cá ở; từ tháng 10 trở đi hết mù mưa, nước rút, cá xuống sông.”(Trịnh Hoài Đức : Quyển II: Sơn Xuyên Chí.www.vanhoahoc.edu.vn)  
Lê Qu‎ý Đôn đã miêu tả  cảnh ruộng đồng ở đây trở nên trù phú, như sau: nơi đây có “nhiều ngòi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ.”(2) ”từ cửa biển đến đầu nguồn đi 6,7 ngày hết thẩy là đồng ruộng, nhìn bát ngát, ruộng phăngr như thế đấy, rất hợp trồng luá, lúa nếp tẻ, gạo đều tráng dẻo.”(Lê Quý Đôn 2007: 443)
Sau một thời gian dài  hơn năm thế kỷ qua, các dân tộc Việt, Khơ mer, Chăm và Hoa với tất cả tri thức và kinh nghiệm của văn minh sông nước sông Hồng trải qua chinh phục vùng đất miền Trung, với gió Lào, cát trắng, lũ quét và đất bạc màu đã chung tay phát triển  châu thổ sông Cửu Long  thành một nền văn minh sông nước với một đặc trưng riêng. Khẳng định văn minh vùng Ðồng bằng sông Cửu Long như một bước phát triển mới của văn minh sông nước đã hình thành từ hàng nghìn năm trước ở châu thổ sông Hồng, Gs.TSKH Vũ Minh Giang viết trong bài viêt từ Thăng Long đến Cửu Long: “Văn minh Ðồng bằng sông Cửu Long là sự lan tỏa và phát triển lên một đỉnh cao mới của nền văn minh sông nước đã được hình thành, nuôi dưỡng từ cái nôi Ðồng bằng sông Hồng, qua các giai đoạn văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Thăng Long - Đại Việt. Đó chính là một trong những nguồn mạch chảy suốt từ quá khứ đến hiện tại, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, kết nối cả cộng đồng dân tộc”.
Có thể nói cụ thể hơn, bước phát triển mới đó thể hiện rõ rệt ở cấu trúc trị thủy và thủy lợi của nền văn minh này. Trị thủy và Thủy lợi là những điều kiện nền tảng của văn minh lúa nước.Yếu tố nước trong việc trồng lúa nước là điều kiện bắt buộc để hình thành văn minh lúa nước. Có lẽ người Việt cổ khi đi dần xuống đồng bằng chinh phục đầm lầy đã  phát hiện ra sự khác nhau về năng suất của lúa nương, một loại lúa mọc trên các triền đất khô ẩm và lúa nước mọc ở khu vực ngập nước của lưu vực các con sông lớn là hoàn toàn khác nhau. Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp như các vùng nhiệt đới, và đặc biệt tốt, năng suất cao khi hàng năm các con sông lớn như sông Hồngsông Mã... mang theo một lượng phù sa mới, bồi đắp hàng năm vào các mùa nước lũ.
Nhưng nước để trồng lúa phải đủ và cũng vừa để cây lúa sinh trưởng. Việc đảm bảo đủ nước và không thừa, để làm ngập úng đã buộc các cư dân trồng lúa nước phải làm thủy lợi - cân bằng lượng nước cần thiết. Thủy lợi tự nhiên và đơn giản nhất là đắp bờ ruộng và dẫn nước theo các con kênh vào ruộng và khống chế lượng nước bằng độ cao của lối thoát nước. "Con kênh" lớn nhất của cư dân trồng lúa nước ở các dòng sông Bắc Bộ chính là hệ thống đê điều hai bên sông lớn để khống chế nước tràn vào ruộng và mùa lũ lụt hàng năm.
So sánh với  cấu trúc của nền văn minh sông nước Sông Hồng thì cấu trúc của  nền văn minh sông nước sông Cửu Long đã có sự khác biệt khá cơ bản. Sự khác biệt đó ở chỗ, việc cư đân châu thổ sông Hồng  từ triều Lý qua triều Trần tới triều Lê đã tập trung nhân tài vật lực vào công cuộc  trị thủy và  thủy lợi, trong đó lấy trị thủy làm trọng, ví dụ: tổ chức xây dựng đê quai vạc bảo vệ các con đê quanh kinh thành Thăng Long và hoàn chỉnh hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình, sông Mã , sông Chu… từ thượng nguồn ra đến biển.. để phòng chống lũ lụt và quai đê lấn biển lấy đất làm lúa là chính.
Người Việt khi khai thác vùng châu thổ sông Cửu Long trước hêt là phải thich nghi với môi trường sinh thái ở đây và học tập tri thức bản địa và kinh nghiệm của nhiều nhóm cư dân của lưu vực sông Mêkong, trong đó đặc biệt phải kể  đến nhóm cư dân Nam đảo và Môn -Khơmer, những người thầy tài ba không chỉ trong công cuộc chinh phục mặt nước mà còn biết tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước. Nhờ vậy, cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long thực sự đã tạo ra một cấu trúc mới cho văn minh sông nước ở vùng này. Không lấy trị thủy làm trọng, cư đân vùng này và các chính quyền rất chú ý đến việc làm thủy lợi  kết hợp với mở mang giao thông đường thủy. Có lẽ cấu trúc của nền văn minh này là tận thủy- thủy lợi: tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước tạo nên một tổ hợp nền Văn minh sông nước: văn minh lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn.
Đặc trưng riêng của nền văn minh này đã được đánh giá cao trong một công trình nghiên cứu gần đây của Pascal Bourdeaux, giảng viên Đại học Sorbonne Paris: "Vùng đồng bằng [sông Cửu Long] đã thực sự cất cánh nhờ những người Việt tiên phong năng động (...) từ thế kỷ thứ 17 đến khai hoang vùng đất rừng đầy dịch bệnh tật và ma quỷ, chinh phục các đầm lầy, thiết lập thôn ấp, và kiến tạo nên một nền kinh tế đa dạng và một xã hội hỗn dung tách rời khỏi khuôn mẫu truyền thống của Việt Nam".
Tác giả đã chỉ ra rằng sự thích nghi với môi trường sinh thái là nền tảng của văn hóa xã hội vung châu thổ sông Cửu Long: "Như vậy là họ đã tạo lập ra một văn hóa tiên phong, một văn minh sông nước bằng cách thích nghi với môi trường sinh thái và làm chủ được nó, tự giải phóng mình ra khỏi các sự kiềm chế xã hội - chính trị sinh ra từ Khổng giáo cùng với tổ chức làng xã khép kín, và bằng việc tích hợp nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai khác nhau".  
Hiện nay, ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (tổng diện tích khoảng 3,3 triệu hecta đất nông nghiệp), có khoảng 17 triệu người đang sinh sống vào thời điểm đầu 2006, tăng 5 triệu so với 16 năm trước đó. Trong đó, có khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15 tuổi), hay 55%. Đây là nguồn nhân lực to lớn đẻ khai thác và phát triển nền văn minh sông nước ở vùng này. Nhưng sự gia tăng dân số và quá trình khai thác nôn nóng và thiếu tính toán khoa học đang làm tổn hại nền tảng của nền văn minh này mà chưa tính đến biến đổi khí hậu và việc chặn dòng Mêkong ở thượng nguồn đang làm biến tiêu cực hệ sing thái. Hai trong số chín cửa sông Cửu Long là Ba Lai và Bát Sắc đã bị nghẽn và nước đã không còn lưu thông được nữa. Nguyên nhân bị nghẽn của sông Bát Sắc do các cồn cát ở hai cửa sông này phát triển mạnh tạo nên rào chắn lớn làm nghẽn đường chảy của cửa sông. Còn nguyên nhân nghẽn sông trên của sông Ba Lai là do tác động của con người, do xây dựng hệ thống cống đập. Việc hai cửa sông đã chết đã gây ra ảnh hưởng lớn như làm tăng tình trạng sạt lở đất và vận tải giảm sút. Vấn đề đặt ra với chúng ta hôm nay là cần duy trì và  bảo tồn những nhân tố quan trọng và cấu trúc vốn có đã hình thành nên nền văn minh sông nước đa dạng ở châu thổ sông Cửu Long để phát triển nó một cách vững bền.
Rõ ràng điều kiện địa lí, thổ nhưỡng và  khí hậu là những nhân tố quan trọng trong việc hình thành tính dân tộc của văn hóa.  "Văn hóa là nếp riêng, là sự thích ứng đặc biệt của con người với môi trường tự nhiên và các nhu cầu kinh tế" (Dausơn). Văn minh sông nước vùng châu thổ sông Cửu Long đã góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh cấu trúc nền văn minh sông nước Viêt Nam nền tảng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng: Hồng Hà - Cửu Long.     
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Châu Đạt Quang (2007): Chân Lạp phong thổ k‎y.-TpHCM: Nxb Văn nghệ, 105 trang.
2. Lê Quý Đôn (2007): Phủ biên tạp lục.-Hn,NxbVawn hóa Thông tin,277 trang
3. Lương Ninh (2006): Nước Phù Nam.-Tp HCM nxb Đại học Quốc gia tp HCM,256 trang.
4. Sơn Nam(2005): Đồng Bằng sông Cửu Long- Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn- Tp HCM: NXB trẻ,422 trang
5. Sơn Nam(2007): Lịch sử khẩn hoang miền Nam- Tp HCM: NXB trẻ,363 trang.
6. Vũ Minh Giang(2010): Từ Thăng Long đến Cửu Long, tham luận Hội thảo Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét